Rụng tóc nhiều có phải triệu chứng của ung thư không?
Chào bác sĩ,
Tôi năm nay 25 tuổi, khoảng 3 tháng nay tóc tôi bị rụng rất nhiều. Cứ đưa tay vuốt là tóc rụng đầy tay, chỗ nào cũng thấy tóc rụng. Tôi đã thay đổi nhiều loại dầu gội, dầu xả nhưng tóc vẫn bị rụng nhiều. Có người bảo tôi rụng tóc nhiều có thể là bệnh ung thư. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi rụng tóc nhiều có phải triệu chứng bệnh ung thư hay không? Tôi phải làm sao khi tóc bị rụng nhiều như vậy?
Tôi xin cảm ơn bác sĩ.
(Nguyễn Thị Thanh Hà, Nam Định)
Trả lời:
Chào bạn Thanh Hà,
Lời đầu thư, chúng tôi cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn của rungtoc.vn. Với câu hỏi “Rụng tóc nhiều có phải triệu chứng bệnh ung thư hay không? Phải làm sao khi bị tóc rụng nhiều như vậy?” của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Vì sao người mắc ung thư thường bị rụng tóc nhiều?
Những người mắc bệnh ung thư, đặc biệt là người mắc ung thư ở giai đoạn cuối thường bị rụng hết mái tóc. Nguyên nhân chủ yếu do các yếu tố như:
Dùng các phương pháp xạ trị, hóa trị điều trị ung thư
Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức. Những tế bào mang bệnh có khả năng xâm lấn những mô tế bào lành bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn). Hiện nay chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi ung thư. Người bệnh ung thư thường phải dùng xạ trị, hóa trị để hạn chế sự phát triển của bệnh (nhưng không thể điều trị được tận gốc).
Xạ trị, hóa trị gây rụng tóc ở bệnh nhân ung thư
Xạ trị và hóa trị là phương pháp điều trị bệnh ung thư bằng cách dùng tia X có năng lượng cao tiêu diệt tế bào ung thư, khiến kích thước khối u nhỏ lại. Tuy nhiên, không giống thuốc kháng sinh tập trung diệt tế bào gây bệnh, xạ trị và hóa trị tiêu diệt cả tế bào ung thư lẫn tế bào lành. Do đó làm người bệnh phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ trong đó chứng rụng tóc nhiều.
Do suy nghĩ tiêu cực, stress kéo dài: Suy nghĩ tiêu cực, stress, chán nản vì bệnh tật là tâm lý chung ở người bệnh bị ung thư. Tình trạng này kéo dài góp phần làm chứng rụng tóc phát triển nặng.
Dinh dưỡng bị thiếu hụt: Tâm lí mệt mỏi, chán nản và các cơn đau từ bệnh ung thư là một trong các lí do khiến người bệnh lười ăn, chán ăn. Nguồn dinh dưỡng thiếu hụt khiến cơ thể mệt mỏi, mất sức, đồng thời mái tóc trở nên yếu, dễ gãy rụng.
Ở người bệnh ung thư, chứng rụng tóc thường không xuất hiện ngay lập tức. Đa phần tóc sẽ bắt đầu rụng sau vài tuần xạ trị, hóa trị và có xu hướng tăng dần khi tiếp tục điều trị. Người bệnh ở giai đoạn cuối thường bị rụng hết cả mái tóc.
Rụng tóc nhiều có phải triệu chứng bệnh ung thư không?
Rụng tóc nhiều có phải triệu chứng bệnh ung thư hay không? Câu trả lời là không phải.
Người mắc bệnh ung thư thường có triệu chứng rụng tóc nhiều. Nhưng người bị rụng tóc nhiều chưa chắc bị mắc bệnh ung thư.
Trên đầu chúng ta trung bình có khoảng 100.000 sợi tóc. Trung bình một ngày, mỗi người bình thường có khoảng 40-60 sợi tóc bị rụng. Các sợi tóc rụng sẽ mọc lên tóc mới nhanh hoặc chậm tùy vào vòng sinh trưởng của từng mái tóc.
Ngoài trừ bệnh ung thư da đầu – loại ung thư da xuất hiện trên da đầu khiến toàn bộ mái tóc rụng nhiều và nhanh, thì cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kì công bố hoặc đề án nghiêm cứu nào chứng minh rụng tóc nhiều là triệu chứng của bệnh ung thư.
Các nguyên nhân gây rụng tóc nhiều có thể do các yếu tố bên trong cơ thể hoặc yếu tố ngoại cảnh tác động như:
- Do nồng độ DHT trong cơ thể tăng cao gây dư thừa, chúng liên kết với các thụ thể đặc biệt khiến nang tóc bị teo, co nhỏ dần gây rụng tóc.
- Do mái tóc thường xuyên chịu tác động: nhuộm, uốn, dập xù tóc hoắc các cách tạo kiểu tóc.
- Do áp lực công việc, căng thẳng, stress kéo dài
- Do da đầu tăng tiết bã nhờ
- Do ăn uống thiếu vitamin và các loại dinh dưỡng
- Do sau sinh bị thiếu hụt máu và canxi (ở phụ nữ)
- Do di truyền (gây ra các trường hợp hói đầu từ khi còn bé)
- Do mắc bệnh tự nhiễm
- Do nguồn nước, dầu gội không phù hợp…
Để biết chi tiết từng nguyên nhân gây rụng tóc ở nữ giới, nam giới và trẻ em mời bạn Thanh Hà tham khảo chi tiết nguyên nhân rụng tóc dưới đây:
Bị rụng tóc nhiều phải làm sao?
Việc chăm sóc mái tóc từ bên trong và bên ngoài là cách làm hữu hiệu giúp bạn ngăn chặn tình trạng rụng tóc nhiều.
Chăm sóc mái tóc từ bên trong
Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất như: kẽm, vitamin H (biotin) vitamin B, hà thủ ô… giúp nuôi dưỡng và chăm sóc mái tóc từ bên trong, làm tăng độ đàn hồi, độ chắc khỏe và độ bóng mượt cho mái tóc và kích thích mọc tóc.
Bổ sung các thành phần như: L-Arginine, L-Carnitine fumarate… làm giảm nồng độ DHT (được cho là nguyên tác động khiến tóc gãy rụng) trong cơ thể, từ đó giúp cải thiện tình trạng rụng tóc.
Maxxhair và các thành phần tốt cho tóc
Hiện nay, viên uống Maxxhair đang được đông đảo người dùng quan tâm bởi cơ chế tác động vào 2 điểm mấu chốt là: bổ sung vitamin, khoáng chất như: kẽm, vitamin H (biotin) vitamin B, hà thủ ô… kết hợp Immune-gamma® sản xuất theo công nghệ Mỹ giúp hỗ trợ làm giảm nồng độ DHT trong cơ thể. Từ đó ngăn cản quá trình tiết bã nhờn giúp ngăn rụng tóc đồng thời kích thích các nang tóc cũ mọc tóc mới nhanh hơn.
Chăm sóc từ bên ngoài
Bên cạnh việc cung cấp vitamin, khoáng chất cho tóc từ bên trong, bạn hãy thay đổi thói quen giúp chăm sóc tóc từ bên ngoài như:
- Không nhuộm, uốn, sấy hoặc tạo kiểu khi tóc sơ yếu, bị gãy rụng.
- Không cột tóc quá chặt.
- Gội đầu với các nguyên liệu tự nhiên như: vỏ bưởi, bồ kết, nha đam… giúp tóc phục hồi.
- Dùng các loại mặt nạ thiên nhiên ủ tóc như: mặt nạ ủ tóc bơ chuối, mặt nạ ủ tóc bơ dầu dừa, mặt nạ nha đam ủ tóc…
Do chi tiết các cách làm mặt nạ ủ tóc và cách dùng nguyên liệu tự nhiên chăm sóc tóc quá dài chúng tôi không thể truyền tải hết được, nên mời bạn Thanh Hà xem chi tiết dưới đây:
Với câu hỏi “Rụng tóc nhiều có phải triệu chứng bệnh ung thư hay không? Phải làm sao khi bị tóc rụng nhiều như vậy?” của bạn Hà, chúng tôi xin gửi tới bạn lời giải đáp như trên. Mong bạn đưa được thông tin hữu ích đến bạn. Chúc bạn sớm khắc phục được tình trạng rụng tóc nhiều hiện tại.
DS. Bảo Linh